Chế độ cắt gia công cơ khí

1. Chế độ cắt Gia công cơ khí chính xác là gì?

Chế độ cắt gia công cơ khí là một trong những yếu tố quan trọng. Công ty TNHH IES VNTECH với các kỹ sư kinh nghiệm sẽ giúp các bạn chọn chế độ cắt phù hợp giúp tiết kiệm thời gian tạo ra sản phẩm. Góp phần nâng cao chất lượng và độ chính xác chi tiết.

Chế độ cắt gia công cơ khí là xác định, tìm các chỉ số của chiều sâu cắt (t), số lần chạy dao, lượng chạy dao (s), tốc độ cắt (v) và công suất cần thiết (N) trong điều kiện gia công nhất định.

thong so gia cong

 

Hình 1: Gia công cơ khí

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chế độ cắt gia công cơ khí

Một số yếu tố ảnh hưởng là:

  • Thành phần hóa học của vật liệu
  • Phương pháp sản xuất
  • Gia công nhiệt
  • Độ lớn của hạt và mạng lưới tinh thể
  • Vật liệu và thông số hình học của dao
  • Khả năng công nghệ của máy
  • Điều kiện gá, kẹp chặt chi tiết
  • Phương pháp gia công
  • Phương pháp giải nhiệt của quá trình gia công
  • Vật liệu gia công cơ khí

           Ngoài ra chúng còn phụ thuộc vào phương pháp gia công, loại vật liệu dao, thông số hình học, kẹp chặt chi tiết,… Vì vậy chế độ cắt thường phức tạp, được chọn theo kinh nghiệm và sử dụng các công thức thực nghiệm để tính toán.

3. Các thông số cơ bản tính chế độ cắt gia công cơ khí

6 thông số xác định chế độ cắt trong cơ khí thường được sử dụng đó là:

Chiều sâu cắt (t) – (mm)

  • Là khoảng cách giữa các bề mặt đang và đã gia công. Đo theo chiều vuông góc với bề mặt đã gia công.

Lượng chạy dao (s) – (mm)

  • Là khoảng cách dịch chuyển của dao trên vòng quay của phôi. Hoặc là khoảng dịch chuyển của phôi sau một vòng của dao.

luong chay dao tien 2

3.1 chế độ cắt gia công cơ khí chế độ cắt gia công cơ khí

Hình 2: Lượng chạy dao tiện thô mặt ngoài và tiện cắt đứt bằng dao thép gió, dao hợp kim cứng

luong chay dao tien dao hop kim 1

 

 

 

luong chay dao tien dao hop kim cung

Hình 12: Lượng chạy dao khi khoan rộng lỗ bằng mũi khoan hợp kim cứng

luong chay dao khoan mui khoan hop kim

 

Hình 13: Lượng chạy dao khi khoan bằng mũi khoan hợp kim cứng

Chiều rộng của phôi b – (mm)

Là khoảng cách giữa các bề mặt đang và đã gia công đo theo mặt cắt.

Chiều dày phôi a – (mm)

Là khoảng cách giữa hai vị trí liên tiếp của mặt cắt sau một vòng quay của phôi hay sau một lần chạy dao. Đo theo phương vuông góc với chiều rộng phôi.

Diện tích phôi f (mm2)

Là chiều sâu cắt (t) và lượng chạy dao (S), hoặc chiều rộng phôi (b) với chiều dày (a): f = ts = ba

Tốc độ cắt V – (m/ph)

Là đoạn đường dịch chuyển của lưỡi cắt đối với mặt đang gia công trong một đơn vị thời gian.

Gia công cơ khí phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, đồng thời phương pháp và thông số gia công cũng khác nhau. Chính vì vậy, việc lựa chọn thông số cắt khi gia công một cách kỹ lưỡng mà điều cần phải hết sức lưu ý.

4. Các phương pháp tính toán chế độ cắt gia công cơ khí

Trong gia công cơ khí nói chung và gia công cơ khí CNC nói riêng, việc tính toán chế độ cắt là vô cùng quan trọng. Các số liệu cần chính xác để tạo ra sản phẩm đảm bảo chất lượng cao như mong đợi.

Khi tiện và phay

cong thuc tinh che do cat cho tien va phay

Hình 14: Công thức tính chế độ cắt cho tiện và phay

Khi khoan và taro

 

cong thuc tinh che do khoan va taroHình 14: Công thức tính chế độ cắt cho khoan và taro

5. Chọn thông số trong gia công cơ khí như thế nào hiệu quả?

Để chọn chế độ cắt hợp lý cần đảm bảo các yếu tố sau:

  • Chọn đúng kết cấu dao
  • Chọn đúng thông số hình học phần cắt, vật liệu
  • Chọn đúng phương pháp mài sắc, mài bóng
  • Xác định đúng cách gá đặt, kẹp chặt dao và phôi

Chế độ cắt được tính cho một số vật liệu chuẩn, ứng với một số điều kiện nhất định nào đó. Còn hầu hết các vật liệu khác được tính nhờ các hệ số gia công thực nghiệm.

Nguyên nhân là do trong ngành chế tạo máy có rất nhiều loại vật liệu khác nhau, có thành phần, cấu trúc, độ cứng không giống nhau. Vì vậy để đưa ra một công thức tính chung nhất cho tất cả các loại vật liệu là điều không thể.

6. Một số lưu ý khi sử dụng chế độ cắt gia công cơ khí

  • Ta không thể đưa ra một công thức cụ thể để tính độ cắt cho từng loại vật liệu, bởi nhiều loại vật liệu có thành phần, cấu trúc và độ cứng không giống nhau.
  • Phải vạch rõ những yêu cầu chính xác về kích thước, hình dáng. Độ bóng bề mặt sau gia công, đặc trưng vật liệu sản phẩm và trạng thái cơ tính. Lớp bề mặt phôi khi sử dụng chế độ cắt gia công cơ khí trên bản vẽ. Nhằm giúp hiểu rõ sản phẩm gia công và gia công một cách chuẩn xác nhất.

Chế độ cắt là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thời gian gia công cũng như chất lượng sản phẩm. Để có thể chọn chế độ cắt trong cơ khí phù hợp. Bạn cần hiểu rõ định nghĩa và cách sử dụng các thông số trong các trường hợp cụ thể.

Đối tác của IES VNTECH

https://cokhicnc.com.vn/wp-content/uploads/2022/11/cscv.png https://cokhicnc.com.vn/wp-content/uploads/2022/11/dai-khong-gian.png https://cokhicnc.com.vn/wp-content/uploads/2022/11/petrolimex.png https://cokhicnc.com.vn/wp-content/uploads/2022/11/heniken-1.png https://cokhicnc.com.vn/wp-content/uploads/2022/11/gmx-e1668618029829.png https://cokhicnc.com.vn/wp-content/uploads/2022/11/oi-bjc.png